0

Đối phó tích cực độc hại cùng chuyên gia tâm lý | Safe and Sound

Chuyên gia tâm lý cho biết, sự tích cực độc hại được ví như liều thuốc ăn mòn tâm trí. Những người có kiểu tư duy này sẽ khó có thể thành công và dường như không bao giờ có được hạnh phúc thật sự. Vậy hãy cùng chuyên gia tâm lý của Safe and Sound tìm hiểu những cách sẽ giúp bạn tránh xa bẫy “tích cực độc hại”!

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Lắng nghe thật sự

Theo chuyên gia tâm lý, thay vì phủ định cảm xúc của người khác, hãy lắng nghe chân thành khi họ cần một người để chia sẻ. Trải nghiệm và khả năng đối phó với stress ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy, vấn đề đó có thể không là gì với bạn nhưng lại vô cùng to lớn đối với người khác.

Ảnh 1: Hãy lắng nghe thay vì phủ định cảm xúc của đối phương

Bản thân bạn chưa từng sống cuộc đời của họ, chưa từng trải qua những khó khăn, tuyệt vọng như họ. Vậy nên, chuyên gia tâm lý khẳng định, hãy thật sự lắng nghe, kiên nhẫn ở bên cạnh họ trong thời điểm này. Hay chỉ đơn giản là một cái nắm tay, một cái ôm ấm áp cũng giúp đối phương cảm thấy tốt hơn.

2. Nói những lời an ủi chân thành

Những lời an ủi chân thành khác hoàn toàn với những câu ủi an sáo rỗng. Chuyên gia tâm lý cho biết, việc nhận được sự công nhận từ bạn sẽ giúp họ không cảm thấy xấu hổ, tội lỗi vì đã để cảm xúc tiêu cực hiện diện trong cuộc sống.

Một vài câu an ủi chân thành sau sẽ giúp đối phương cảm nhận được sự động viên to lớn từ bạn:

  • “Tôi cảm thấy thật tiếc khi bạn phải đối mặt với những điều kinh khủng như vậy.”
  • “Bạn đã làm rất tốt rồi, tôi nghĩ rằng mình sẽ không làm tốt như thế nếu ở trong hoàn cảnh đó.”
  • “Mọi chuyện tồi tệ đã qua, tôi tin là bạn có đủ mạnh mẽ để cân bằng lại”.
  • “Tôi không biết làm gì để bạn cảm thấy khá hơn, nhưng mong rằng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi nói ra tất cả”

3. Thừa nhận cảm xúc của bản thân

Chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, nếu thường xuyên phớt lờ cảm xúc tiêu cực của bản thân, bạn cũng cần điều chỉnh để tránh những hệ lụy lâu dài đối với sức khoẻ tinh thần. Cảm xúc tiêu cực là điều không ai mong muốn nhưng đây là một phần của cuộc sống.

Ảnh 2: Thừa nhận và sống thật với cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng, hạnh phúc hơn

Thừa nhận thay vì phủ định cảm xúc là cách giúp bạn thoát khỏi “bẫy” tích cực độc hại. Bạn có thể bộc lộ cảm xúc thật khi ở một mình hay ở bên cạnh những người thân yêu.

Mỗi sự kiện trong cuộc sống đều có một ý nghĩa nào đó. Theo chuyên gia tâm lý, những cảm xúc tiêu cực ngày hôm nay có thể trở thành hạt giống nuôi dưỡng sự mạnh mẽ, kiên cường của bạn trong tương lai.

4. Kiểm soát nhưng không phủ nhận cảm xúc tiêu cực

Sau khi thừa nhận cảm xúc tiêu cực, hãy tìm cách kiểm soát chúng một cách lành mạnh. Chuyên gia tâm lý cho biết, nếu để cảm xúc tiêu cực lấn át, bạn sẽ bị nhấn chìm trong sự bi quan và thất vọng. Một số cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực hữu hiệu như ngồi thiền, tập thể dục, viết nhật ký, chăm sóc cây cối,… Các hoạt động lành mạnh này mang đến cho bạn niềm vui thật sự, giúp bản thân lấy lại sự cân bằng sau chuỗi ngày buồn bã.

Ảnh 3: Kiểm soát cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh thay vì phớt lờ và che giấu chúng

5. Chia sẻ với ai đó đáng tin cậy

Cảm xúc tiêu cực là điều không thể tránh khỏi. Khi buồn bã, chán nản… tất cả chúng ta đều có nhu cầu chia sẻ. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý cho rằng, để không trở thành nạn nhân của sự tích cực độc hại, bạn nên tìm ai đó đáng tin cậy.

Người mà bạn tìm đến phải có sự đồng điệu về tâm hồn, thấu hiểu những gì bạn đã và đang phải trải qua. Người sẵn sàng lắng nghe tất cả, không phán xét, không xem nhẹ hay phủ định cảm xúc của bạn.

Khi tìm được ai đó đáng tin cậy, bạn có thể thoải mái bộc bạch suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống. Sau khi mọi cảm xúc được giãi bày, bạn sẽ lấy lại trạng thái cân bằng để đương đầu và vượt qua mọi thứ.

: Đối phó tích cực độc hại cùng chuyên gia tâm lý | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound